Những lời đồn Dung_phi

Nhiều lời đồn cho rằng khi Dung phi Hòa Trác thị tiến cung, phần nhiều là kết quả nho nhập nhằng giữa bà cùng Hương phi trong truyền thuyết.

Có lời nói khi bà vừa tiến cung, cây vải phương nam ra hơn 200 trái, khiến bà được cho là người có phúc. Truyền thuyết còn nhấn mạnh là giai nhân sở hữu ngũ quan sắc sảo cùng tướng mạo tú lệ nên vừa nhập cung đã được phong Quý nhân, không phải qua Thường tạiĐáp ứng, chứng tỏ Càn Long Đế rất coi trọng chuyện này. Theo lời nói, Càn Long Hoàng đế còn cho xây Thanh Chân tự, cho phép bà mặc trang phục của dân tộc mình ở trong cung, thưởng cho bà quần áo cùng ngân lượng, ngoài ra Càn Long Đế cũng lấy cung nữ trong cung ban làm thiếp hầu cho Đồ Nhĩ Đô. Mọi thói quen sinh hoạt và tín ngưỡng tôn giáo của bà đều được hoàng đế quan tâm và coi trọng, ông còn cho mời đầu bếp đạo Hồi vào cung để nấu ăn cho bà. Tại Viên Minh Viên nơi mà bà sống, Càn Long Đế còn dành phương ngoại quán trong vườn cho bà làm nơi tế lễ, đặc biệt còn cho người khắc văn kinh Coran lên bức tường bằng đá đại lý. Đối với sinh hoạt trong cung, Hòa Trác thị cũng khiêm nhường kính cẩn.

Có lời đồn còn nói, Càn Long Đế đã vì bà mà còn cho xây「Bảo Nguyệt lâu; 寶月樓」, hiện tại là Tân Hoa môn (新华门) của Trung Nam Hải. Các truyền thuyết cũng nói nơi đây chính là biệt cung mà Càn Long Đế dành riêng cho bà, đến nỗi bà thường ở trong đó mà không ở trong nội cung tại Tử Cấm Thành. Còn có cách nói ở bên ngoài Càn Long Đế cho xây khu chợ và nhà thờ của người Hồi để bà có thể ngắm cảnh khi nhớ quê hương. Tuy nhiên căn cứ "Ngự chế thi tập Nhị tập" (御制诗集二集), vào năm Càn Long thứ 24 (1758) thì ông đã bắt đầu cho xây dựng tòa lầu này, vì không thích hồ Thái Dịch trống trải. Hơn nữa nếu thật sự Hòa Trác thị mãi năm thứ 25 mới xuất hiện thì chuyện này càng không liên quan gì đến sự sủng ái của Càn Long Đế dành cho bà[9].

Liên quan